ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ DO TẮC NGHẼN KHI NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trần Trọng Đạt1, Lê Đình Tùng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cấu trúc giấc ngủ của người bệnh mắc hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội  năm 2022-2023 và phân tích mối liên quan giữa thay đổi cấu trúc giấc ngủ và mức độ ngừng thở của nhóm đối tượng trên . Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 42 người bệnh đến khám và ghi đa ký giấc ngủ tại Bệnh viện. Kết quả và kết luận: Chỉ số giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu: Tổng thời gian giấc ngủ trung bình 315,8 ±67,95 phút, thời gian tiềm giấc ngủ trung bình 10,326±2.31 với đa số người bệnh có thời gian tiềm giấc ngủ dưới 30 phút ( 90,5 %)  , hiệu quả giấc ngủ trung bình 83,90±13,17 và tỉ lệ người bệnh có hiệu quả giấc ngủ lớn hơn 80% là 69 %. Tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu có thay đổi so với người bình thường, trong đó thấy sự kéo dài của tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ N1 và N2 (giai đoạn giấc ngủ nông) và sự suy giảm của tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ N3 và REM (giai đoạn ngủ sâu). Đặc điểm phân mảnh cấu giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. Chỉ số AHI trung bình: 44,72 ± 28,02 cơn/giờ trong đó tỷ lệ người bệnh ngừng thở do tắc nghẽn mức độ nặng (chỉ số AHI ≥ 30 cơn/giờ) chiếm ưu thế với 69 %  Không có sự liên quan giữa thay đổi giấc ngủ N1 và N2 với mức độ ngừng thở của người bệnh.Có sự liên quan giữa thay đổi cấu trúc giấc ngủ của đối tượng tham gia và mức độ ngừng thở do tắc nghẽn theo chỉ số AHI. Sự giảm tỉ lệ trung bình giai đoạn giấc ngủ N3 và giai đoạn giấc ngủ REM và tăng chỉ số vi thức từ nhóm mức độ nhẹ đến nặng có ý nghĩa thông kê (p<0,05).


Từ khoá: Đa ký giấc ngủ, ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ.

Chi tiết bài viết