ĐẶC ĐIỂM NGUY CƠ NGÃ Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG 2022

Ngọc Anh Trịnh1, Thị Thanh Huyền Vũ, Viết Lực Trần, Ngọc Tâm Nguyễn
1 s:31:"Bệnh viện Vinmec Times City";

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: đánh giá nguy cơ ngã và mối liên quan tới các đặc điểm loãng xương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 141 bệnh nhân ≥ 60 tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2022. Bệnh nhân được khám và phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất. Kết quả: Tuổi trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm bệnh nhân là 73,12 (8,62) với các bệnh nhân nữ chiếm đa số (94,3%). Dựa trên bảng câu hỏi FRI-21, hơn một nửa số bệnh nhân (50,4%) có nguy cơ ngã cao và 49,6% có nguy cơ ngã thấp. Có 57 bệnh nhân (40,4%) đã từng bị ngã. 35 bệnh nhân (24,8%) ngã trong 12 tháng qua và 10 bệnh nhân (7,1%) có hai hoặc nhiều lần ngã trong 12 tháng qua. Phòng ngủ là địa điểm ghi nhận nhiều nhất cho các đợt ngã với tỷ lệ 36,4%. Tiếp đó là nhà vệ sinh với tỷ lệ 25%. Hành lang và bên ngoài đường có tỷ lệ lần lượt là 18,2% và 15,9%. Nguyên nhân chính gây ngã trong số các đối tượng nghiên cứu là mất thăng bằng (56,8%), tiếp theo là trượt (38,6%) và chỉ có 2 trường hợp ngã do chóng mặt khi thay đổi tư thế chiếm 4,5%. Loại chấn thương hay gặp sau ngã trong nghiên cứu là chấn thương mô mềm (56,7%). Có 8 trường hợp gãy xương (13,3%) và 3 phải nhập viện điều trị (5.0%). Kết luận: Nguy cơ ngã ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi cao do đó nên thực hiện đánh giá nguy cơ ngã thường quy ở  nhóm đối tượng này để dự phòng ngã và giảm hậu quả sau ngã nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Article Details