HOA VÂN ĐẦU NGÓN TAY CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THÁI CƯ TRÚ Ở HUYỆN THUẬN CHÂU,TỈNH SƠN LA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 267 học sinh người Thái từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó có 130 học sinh nam và 137 học sinh nữ. Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu được thực hiện theo quy chuẩn của các nghiên cứu về hình thái học, nhân chủng học nhằm điều tra, mô tả dấu vân tay đầu ngón của trẻ. Kết quả cho thấy có chỉ số Dl10 trung bình của nhóm đối tượng học sinh dân tộc Thái tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là 13.544. Dl10ở bàn tay phải cao hơn bàn tay trái, ở nam cao hơn nữ. Đối với học sinh nam dân tộc Thái, số lượng tam phân điểm trung bình ở tay phải là 7,146 cao hơn bàn tay trái (bằng 6.846). Ở học sinh nữ, số lượng tam phân điểm trung bình ở bàn tay phải là 6.708 cao hơn bàn tay trái. Dl10 chung của dân tộc thái trong nghiên cứu là 13.544. Tần suất đối xứng của các vân cao nhất là 60% ở vân xoáy ngón IV của nam, thấp nhất ở các vân quai R (nam nữ ngón I, III và V, nữ ngón IV); vân cung trồi T ở nam và nữ ngón I đều có giá trị bằng 0, tức là không có sự đối xứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dân tộc, Thái, Vân tay, Sơn La.
Tài liệu tham khảo
Các bài báo tương tự
- Vũ Thị Thu , Phạm Thị Bích , Ngô Thị Hải Yến , Đánh giá tác động của dimethyl sulfoxide lên khả năng sống của tế bào cơ tim chuột H9C2 , Tạp chí Sinh lý học Việt Nam: Tập 25 Số 2 (2021)
Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.