KẾT QUẢ PHỐI HỢP CAN THIỆP GƯƠNG TRỊ LIỆU VÀ VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC BÊN LIỆT CƯỜNG ĐỘ THẤP TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP

Nguyen Thuy Trang, Luong Tuan Khanh

Main Article Content

Abstract

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phối hợp can thiệp gương trị liệu và vận động cưỡng bức bên liệt (CIMT) cường độ thấp trong phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (<1 tháng) điều trị nội trú tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2021, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm can thiệp CIMT cường độ thấp phối hợp gương trị liệu và nhóm đối chứng. Tất cả các nhóm được tập luyện chương trình hoạt động trị liệu tiêu chuẩn 40 phút/ngày, nhóm can thiệp được tập luyện tay liệt tích cực 60 phút/ngày, 3 giờ cố định tay lành, 20 phút tập với gương, 5 ngày/tuần trong 3 tuần. Các đối tượng được đánh giá trước can thiệp và sau 3 tuần bằng thang điểm Nhật ký hoạt động vận động (Motor Activity Log: MAL), đánh giá mức độ phụ thuộc trong các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày bằng thang điểm Barthel. Kết quả: Sau 3 tuần can thiệp, nhóm can thiệp cho thấy điểm MAL AOU và QOM trung bình là 2.23 và 2.01 với mức chênh lệch điểm AOU và QOM lần lượt là 1.57 và 1.53, cao hơn nhóm chứng (0.53 và 0.62), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.000. Có sự khác biệt có ý nghĩa về phân loại mức độ phụ thuộc ADL giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp với p = 0.001. Kết luận: Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được tập phục hồi chức năng chi trên có phối hợp CIMT cường độ thấp và gương trị liệu ở giai đoạn cấp giúp cải thiện chức năng chi trên tốt hơn so với chương trình hoạt động trị liệu thông thường trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Article Details