https://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/issue/feedTạp chí Sinh lý học Việt Nam2024-03-31T00:00:00+00:00Tạp chí Sinh lý học Việt Namtapchisinhlyhocvietnam@gmail.comOpen Journal Systems<p>Tạp chí Sinh lý học Việt Nam là tạp chí chuyên ngành Sinh lý học. Tạp chí đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan, thông báo khoa học thuộc chuyên ngành Sinh lý học và các chuyên ngành có liên quan với Sinh lý học Người và Động vật.</p> <p>Tạp chí Sinh lý học Việt Nam xuất bản số đầu tiên năm 1997 hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 138/GP-BTTTT, ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, với chu kỳ xuất bản 4 số/năm theo ngôn ngữ tiếng Việt (số 1, số 2 và số 4 hàng năm) và Tiếng Anh (số 3 hàng năm). Chỉ số ISSN trên Tạp chí in là 1859-2376.</p>https://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/194SỨC MẠNH CƠ TAY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI SA SÚT TRÍ TUỆ 2024-01-24T01:26:15+00:00Viết Lực Trầntranvietluc@hmu.edu.vnNgọc Tâm Nguyễnngoctam@hmu.edu.vnThị Thu Hương Nguyễnthuhuonglk@hmu.edu.vn<p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> <em>xác đinh tỉ lệ giảm sức mạnh cơ tay và một số yếu tố liên quan trên người bệnh </em><em>cao tuổi</em> <em>sa sút trí tuệ</em><em>. </em><strong><em>Đối tượng và phương pháp:</em></strong><em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 87 người bệnh </em><em>³</em><em> 60 tuổi được chẩn đoán sa sút trí tuệ khám và điều trị tại </em><em>B</em><em>ệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 05-11/20</em><em>2</em><em>1. Sức mạnh cơ tay được đo bằng máy </em><em>Jamar TM Hydraulic Hand Dynamometer. Một số hội chứng lão khoa được đánh giá: sử dụng nhiều thuốc, t</em><em>ình trạng dinh dưỡng</em><em>, c</em><em>hức năng nhận thức</em><em>, trầm cảm, n</em><em>guy cơ ngã</em><em>, rối loạn</em><em> giấc ngủ, hoạt động chức năng và tiểu không tự chủ. </em><em> <strong>Kết quả:</strong></em><em> Tỉ lệ suy giảm sức mạnh cơ tay là 58,6%. Tuổi trung bình của nhóm suy giảm sức mạnh cơ tay cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm sức mạnh cơ tay bình thường. Tỉ lệ suy giảm sức mạnh cơ tay ở nhóm có đái tháo đường cao hơn ở nhóm không bị đái tháo đường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa suy giảm sức mạnh cơ tay và sử dụng nhiều thuốc, nguy cơ ngã cao và suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày (chỉ số Barthel). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phân loại sa sút trí tuệ, giai đoạn sa sút trí tuệ.</em><em> <strong>Kết luận:</strong> tỉ lệ suy giảm sức mạnh cư tay khá cao và có liên quan với tuổi cao, đái tháo đường và một số hội chứng lão khoa như sử dụng nhiều thuốc, nguy cơ ngã cao và suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày.</em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/195ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI SAU ĐỘT QUỴ2024-02-20T03:28:20+00:00Hương Nguyễn Thị Thuthuhuonglk@hmu.edu.vnTâm Nguyễn Ngọcngoctam@hmu.edu.vnLực Trần Viếttranvietluc@hmu.edu.vn<p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong><em> đánh</em> <em>giá nguy cơ ngã</em><em> và một số yếu tố liên quan trên người bệnh </em><em>cao tuổi</em> <em>sau đột quỵ</em><em>. </em><strong><em>Đối tượng và phương pháp:</em></strong><em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 người bệnh </em><em>³</em><em> 60 tuổi được chẩn đoán đột quỵ não khám và điều trị tại </em><em>B</em><em>ệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 07-11/20</em><em>2</em><em>1. Nguy cơ ngã được đánh giá bằng bảng đánh giá nguy cơ ngã 21 câu hỏi</em><em>. </em><em> <strong>Kết quả:</strong></em><em> Tỉ lệ người bệnh có nguy cơ ngã cao là 69,2%. Tỉ lệ nguy cơ ngã cao ở nam là 70,4% và ở nữ là 67,9%. Tuổi càng cao thì nguy cơ ngã càng cao. Tuổi trung bình của nhóm nguy cơ ngã cao cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm nguy cơ ngã thấp. Triệu chứng liệt nửa người, đột quỵ nhồi máu não và mức độ di chứng sau đột quỵ càng nặng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ ngã (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nguy cơ ngã và giới, chỉ số khối cơ thể, một số bệnh đồng mắc, số lần đột quỵ và thời gian chẩn đoán đột quỵ não.</em><em> <strong>Kết luận:</strong> cứ hai trong ba người bệnh cao tuổi sau đột quỵ có nguy cơ ngã cao. Nguy cơ ngã có mối liên quan với tuổi cao, triệu chứng liệt nửa người, đột quỵ nhồi máu não và mức độ di chứng sau đột quỵ.</em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/196TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÃO KHOA TRÊN NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ2024-01-26T06:54:55+00:00Thu Nguyễn Thị Hoàinththu.bvlk2@gmail.comTâm Nguyễn Ngọcngoctam@hmu.edu.vnCúc Hoànghoangcuc284@gmail.comLực Trần Viếttranvietluc@hmu.edu.vn<p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ và các đặc điểm lão khoa trên người bệnh cao tuổi sau đột quỵ.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên người cao tuổi sau đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Chúng tôi sử dụng thang điểm The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) để đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đặc điểm lão khoa bao gồm hoạt động hàng ngày, tình trạng dinh dưỡng, mệt mỏi, đa bệnh lý và trầm cảm. Nghiên cứu sử dụng SPSS 22.0 để phân tích số liệu.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tổng số 138 bệnh nhân trong nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 74,59 (độ lệch chuẩn là 8,45). Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ là 75,4%. Tỉ lệ bệnh nhân phụ thuộc là 82,6% với 114 người. Nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng là 60 bệnh nhân với 43,5%. Bệnh nhân có từ 5 bệnh lý trở lên chiếm 30,4%. Điểm trung bình của mệt mỏi là 4,73±1,66.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ trên người bệnh sau đột quỵ khá cao. Cần sàng lọc rối loạn giấc ngủ cho bệnh nhân sau đột quỵ để cải thiện chất lượng cuộc sống của đối tượng trên.</p> <p> </p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/197ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU DO QUÁ LIỀU CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG - VĨNH BẢO2024-02-01T13:31:57+00:00Sĩ Chu DũngSichu.bvbachmai@gmail.comMinh Thị Trầnbstranminh8178@gmail.comHuy Quang Đoànsichu.bvbachmai@gmail.com<p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong><em>Nghiên cứu</em><em> (NC)</em><em> đặc điểm lâm sàng, rối loạn đông máu</em><em> (RLĐM)</em><em> ở người bệnh</em><em> (NB) có tình trạng RLĐM khi</em> <em>đang điều trị bệnh với thuốc chống đông kháng vitamin K</em><em>.</em></p> <p><strong><em>Đối tượng</em></strong><strong><em> và phương pháp</em></strong><strong><em> nghiên cứu:</em></strong> <em>NC mô tả, tiến cứu trên những</em> <em>NB</em><em> đang được điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K có chỉ số xét nghiệm INR vượt ngưỡng yêu cầu</em> <em>ở những người bệnh </em><em>có </em><em>xét nghiệm INR định kỳ 4 tuần/lần tại </em><em>tại </em><em>Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng </em><em>-</em><em> Vĩnh Bảo</em><em> trong thời gian</em><em> từ</em><em> 2/2021 – 11/2022.</em></p> <p><strong><em>Kết quả:</em></strong> <em>NC trên 79 NB có</em><em> độ tuổi trung bình là 65.65 ± 12.17 [33:85]</em><em>, đa số thuộc nhóm cao tuổi (73.4%)</em><em>.</em><em> Tỉ lệ</em><em> Nam giới</em> <em>(31.6%)</em> <em>thấp hơn so với nữ giới (68.4%)</em><em> nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (</em><em>p > 0.05</em><em>)</em><em>. </em><em>NB</em><em> có</em><em> biểu hiện</em><em> xuất huyết chiếm 22.8%. Chỉ số INR có giá trị trung bình là 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. Nhóm có mức độ INR > 5 (chiếm 51.9%) và nhóm có mức độ INR ≤5 (chiếm 48.1%) có tỉ lệ tương đương nhau (p> 0.05). Trong nhóm </em><em>RLĐM</em><em>, nhóm có chỉ số INR >5 có nguy cơ gây xuất huyết chảy máu cao hơn nhóm có chỉ số INR </em><em>< 5</em><em> có ý nghĩa thống kê (p < 0.001). </em></p> <p><strong><em>Kết luận:</em></strong><em> Nhóm </em><em>NC</em><em> có </em><em>RLĐM</em><em> chủ yếu gặp ở nhóm cao tuổi. Nhóm nam giới gặp ít hơn so với nhóm nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. N</em><em>B</em><em> có triệu chứng xuất huyết chảy máu chiếm 22.8%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa 2 nhóm có chỉ số INR > 5 và nhóm có chỉ số INR </em><em>≤ 5 nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ biến chứng xuất huyết. </em></p> <p><strong><em>Từ khóa:</em></strong><em> INR, rối loạn đông máu, xuất huyết chảy máu.</em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/198ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN BIẾN CHỨNG SỚM TỤ MÁU, BẦM TÍM Ổ MÁY Ở NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM2024-03-06T03:21:13+00:00Giang Trần SongSichu.bvbachmai@gmail.comHiền Nguyễn ThịSichu.bvbachmai@gmail.comSĩ Chu DũngSichu.bvbachmai@gmail.com<p><strong><em>Mục tiêu: </em></strong><em>Nghiên cứu (NC) đặc điểm và yếu tố liên quan biến chứng sớm tụ máu, bầm tím ổ máy ở người bệnh (NB) được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (MTNVV) tại Viện Tim mạch Việt Nam. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu 294 người bệnh được can thiệp </em><em>cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian từ ngày 01 tháng 08 năm 2019 đến ngày 30 tháng 03 năm 2020. </em><em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang,</em><em> tiến cứu</em><em>, thu thập các thông tin trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (MTNVV) đối với những trường hợp có biến chứng tụ máu, bầm tím ổ máy.</em><em> <strong>Kết quả:</strong> Trong số 294 NB cấy MTN thấy các biến chứng sớm của thủ thuật chiếm 12,24%, trong đó biến chứng về tụ máu, bầm tím ổ máy là hay gặp nhất chiếm 5,10%, trong đó 10 ca tụ máu, bầm tím mức độ nhẹ, 5 ca tụ máu mức độ vừa và nặng. Yếu tố liên quan đến biến chứng sớm tụ máu, bầm tím ổ máy của thủ thuật cấy máy: Tỷ lệ biến chứng sớm tụ máu, bầm tím ổ máy của thủ thuật tạo nhịp tim tăng và có liên quan có ý nghĩa thống kê ở nhóm NB dùng thuốc chống đông đường uống với p< 0,001; OR=6,8 95%CI(2,3-19,9<strong>)</strong>, chống kết tập tiểu cầu kép với p< 0,001; OR=6,5 95%CI(2,0-20,8), duy trì thuốc chống đông và/ hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu khi cấy máy với p<0,05,OR=6,1; 95%CI(2,1-17,9), chỉ số INR với p< 0,05; OR=5,2 95%CI(1,0-27,0) và tiền sử phẫu thuật tim với p<0,05, OR= 4,7, 95%CI(1,2-18,7).</em></p>2024-04-17T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/199ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CALCI – PHOSPHO – PTH Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI KHOA THẬN TIẾT NIỆU – LỌC MÁU, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ2024-03-24T06:12:12+00:00Hằng Trịnh Thị Thanhdrthanhhang@gmail.comViệt Nguyễn Hữunguyenhuuviet@hmu.edu.vnAnh Nguyễn Thếtheanhhstc@gmail.com<p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> Đánh giá nồng độ caclci, phospho, PTH và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi lọc máu chu kỳ.<em> <strong>Đối tượng:</strong></em> 82 bệnh nhân cao tuổi lọc máu chu kỳ tại khoa Thận tiết niệu – Lọc máu, bệnh viện Hữu Nghị, từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023. <strong><em>Phương pháp nghiên cứu:</em></strong> Mô tả cắt ngang.<strong><em> Kết quả: </em></strong>Tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu là 75.87 ± 8.485 tuổi; tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 68.3% cao hơn bệnh nhân nữ; thời gian lọc máu trung bình là 4.94 ± 4.67 năm; bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường chiếm tỷ lệ 62.2%. Theo tiêu chuẩn KDIGO 2017 ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V, trong nhóm nghiên cứu nồng độ calci toàn phần hiệu chỉnh đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 58.5%, nồng độ phospho đạt tiêu chuẩn chiểm 50%, nồng độ PTH đạt tiêu chuẩn chiếm 25.6%, Ca x P đạt tiêu chuẩn chiếm 68.3%. Nồng độ calci toàn phần hiệu chỉnh, PTH có mối tương quan thuận với thời gian lọc máu.</p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/201NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CUNG CẤP, SỬ DỤNG CHẾ PHẨM MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN2024-03-03T08:28:48+00:00Trương Thị Thươngtruongthithuong2003hn@gmail.comTăng Bá Tùngbatunglabtn@gmail.comNguyễn Thế Tùngdrtungk32@gmail.comNguyễn Kiều Giangdrgiangk27@gmail.comLê Đình Tùngtung@hmu.edu.vnTrần Hoàng Hàhoangha.k114hmu@gmail.com<p><strong><em>Đặt vấn đề: </em></strong><em>Truyền máu là một phương pháp điều trị rất hiệu quả. Tuy nhiên việc cung cấp và phân phối máu cho người bệnh còn gặp rất nhiều khó khan tại các bệnh viện. <strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tình hình cung cấp, phân phối sử dụng chế máu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (từ năm 2021 đến năm 2023). </em><strong><em>Đối tượng nghiên cứu:</em></strong><em> Hồ sơ lưu chữ số liệu về tiếp nhận, sử dụng, phân phối các chế phẩm máu của Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2023. </em><strong><em>Phương pháp nghiên cứu:</em></strong><em> Phân tích hồi cứu, mô tả cắt ngang tại Trung tâm Huyết </em><em>h</em><em>ọc </em><em>t</em><em>ruyền </em><em>m</em><em>áu, Bệnh </em><em>v</em><em>iện Trung </em><em>ư</em><em>ơngThái Nguyên</em><em>.</em> <strong><em>Kết quả</em></strong><em>: Khả năng cung cấp các chế phẩm máu trung bình 3 năm đối với KHC đạt 89,3%, khối tiểu cầu đạt 90,5%; huyết tương tươi đông lạnh đạt 108,67%, tủa lạnh đạt 100%. khoa Huyết học lâm sàng (HHLS) có tỉ lệ chỉ định truyền khối hồng cầu nhiều nhất 9915 đơn vị (chiếm 29,5%). </em><strong><em>Kết luận</em></strong><em>: </em><em>Trong 3 năm (từ 2021 – 2023) Trung tâm chưa cung cấp đủ máu cho nhu cầu điều trị. Các khoa khối nội (huyết học, hồi sức tích cực chống độc, u bướu,…) sử dụng chế phẩm máu nhiều hơn các khoa khối ngoại khoa, sản khoa.</em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/204MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG2024-03-04T04:03:24+00:00Ngọc Tâm NguyễnNgoctam@hmu.edu.vnViết Lực Trầntranvietluc@hmu.edu.vnThị Thanh Huyền VũVuthanhhuyen11@hmu.edu.vn<p><em>Mục tiêu:<strong> Mô tả một số yếu tố liên quan với THK gối ở người bệnh ĐTĐ cao tuổi. </strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:<strong> Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên đối tượng người cao tuổi mắc ĐTĐ tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2023. ĐTĐ được chẩn đoán theo ADA (American Diabetes Association 2022). THK gối được chẩn đoán theo ACR (the American College of Rheumatology 1991). </strong>Kết quả:<strong> Có 256 đối tượng được tuyển vào nghiên cứu, tuổi trung bình </strong><strong>75,2 ± 6,8 năm, nữ 73,7%. Nhóm bệnh nhân mắc THK gối 118 người (46,1%). Các yếu tố liên quan với gia tăng tỷ suất chênh mắc THK gối: tuổi cao (1,67 95%CI:1,01-2,74), nữ (OR 2,13, 95%CI 1,26 – 3,60), HbA1c cao, rối loạn chuyển hóa lipid (OR 2,34, 95%CI 1,40 – 3,87), biến chứng mạch máu nhỏ (OR 3,68, 95% 1,13 – 6,33), tiền sử nhập viện trong 12 tháng (OR 1,81, 95%CI 1,07 – 3,05), sarcopenia (OR 2,15, 95%CI 1,30 – 3,55), trầm cảm (OR 4,23, 95%CI 2,47 – 7,26). </strong>Kết luận:<strong> Cần có nghiên cứu theo dõi dọc giúp xác định yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc mới THK gối ở người bệnh ĐTĐ. </strong></em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/205KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI Ở BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-192024-03-08T16:24:18+00:00Thảo Phạm Ngọcphamngocthaovmmu@gmail.comĐức Thuần Đỗdothuanvien103@gmail.com<p><strong><em>Mục tiêu:</em></strong><em> Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 <strong>Phương pháp: </strong>Tổng số 111 bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 với tiền sử không mắc các bệnh lý hô hấp đi kiểm tra sức khỏe về chức năng thông khí phổi tại Bệnh viện Quân y 103 được thu thập từ tháng 2/2022 tới tháng 5/2022. Chức năng thông khí phổi của bệnh nhân được đánh giá bằng phương pháp đo hô hấp ký. Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic) được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa có biểu hiện rối loạn chức năng thông khí phổi với mức độ bệnh khi nhiễm COVID-19 sau khi hiệu chỉnh cho giới tính và thời gian sau nhiễm COVID-19. <strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện giảm FVC (%) và PEF (%) lần lượt là 30.6% và 61.2%. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm về FEV1/FVC (%) và FEF 25-75% là 4.5%. Tăng tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện giảm FVC (%) được quan sát ở nhóm bệnh nhân sau mắc COVID-19 mức độ nặng so với nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ ((OR: 4.363, p< 0.05).<strong> Kết luận</strong>: Kết quả này chỉ ra tăng tỷ lệ biểu hiện các rối loạ</em></p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Namhttps://tapchisinhlyhoc.com.vn/index.php/vjp/article/view/206KHẢO SÁT TỶ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-19 2024-03-18T16:04:50+00:00Thuần Đỗ Đứcdothuanvien103@gmail.comThảo Phạm Ngọcphamngocthaovmmu@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau nhiễm COVID-19. <strong>Phương pháp: </strong>Tổng số 111 bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 được thu thập từ tháng 2/2022 tới tháng 5/2022 tại Bệnh viện Quân y 103. Rối loạn lo âu được đánh giá bằng bộ câu hỏi đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS-21). Phân tích phương sai được sử dụng để so sánh điểm đánh giá rối loạn lo âu giữa các nhóm sau nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ, vừa và nặng. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 có rối loạn lo âu là 22.5%. Tăng về điểm đánh giá rối loạn lo âu được quan sát ở nhóm bệnh nhân có hút thuốc là và sau nhiễm COVID-19 mức độ năng. Kết <strong>luận: </strong>Tăng tỷ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân sau nhiễm COVID-19. Hút thuốc lá và sau nhiễm COVID-19 mức độ nặng làm tăng tỷ lệ rối loạn lo âu ở nhóm bệnh nhân sau nhiễm COVID-19.</p>2024-04-16T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Sinh lý học Việt Nam