ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA DI LỆCH KHỚP HÁNG TRÊN TRẺ BẠI NÃO

Tống Khánh Linh1, Nguyễn Thị Hương Giang1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Di lệch khớp háng là tình trạng thường gặp trên trẻ bại não và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nó thường bị bỏ qua do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và tìm hiểu yếu tố nguy cơ của di lệch khớp háng trên trẻ bại não. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân được chẩn đoán bại não,đạt tiêu chuẩn lựa chọn, không có tiêu chuẩn loại trừ, điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Kết quả: Trong tổng số 76 bệnh nhân thu được có 48 bệnh nhân có di lệch khớp háng (MP≥10%) ít nhất ở một bên, tương đương 63,2%. Trong đó, 32 bệnh nhân có di lệch khớp háng cả hai bên tương đương 42,1%, 26 bệnh nhân có trật hoặc bán trật khớp háng (MP≥33%) tương đương 34,2%. Di lệch khớp háng có liên quan đến sự hạn chế tầm vận động thụ động của khớp háng và mức độ nặng của GMFCS, với mức GMFCS càng cao tỷ lệ trật và bán trật khớp háng càng cao (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ di lệch khớp háng là 63,2%, tỷ lệ di lệch cả hai bên là 42,1%, tỷ lệ trật và bán trật là 34,2%. Hạn chế tầm vận động thụ động khớp háng và mức độ nặng của GMFCS có liên quan đến di lệch khớp háng trên trẻ bại não.

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.