MỨC ĐỘ MẤT ĐOẠN LỚN CỦA ADN TY THỂ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Phạm Thị Bích1, Tạ Văn Tờ2, Trịnh Hồng Thái3
1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2 Bộ môn Giải phẫu bệnh - Tế bào, Bệnh viện K
3 Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzyme và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định được mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể ở mẫu mô u, mô lân cận u và mẫu máu của bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) qua đó đánh giá mối liên quan giữa mức độ mất đoạn với các đặc điểm bệnh học, so sánh mức độ mất đoạn giữa mẫu máu của bệnh nhân ung thư với mẫu máu của người khỏe mạnh làm đối chứng.  Phương pháp: Mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể đã được xác định bằng phương pháp PCR định lượng (real -time PCR). Mức độ mất đoạn được so sánh bằng các kiểm định thống kê phù hợp. Chúng tôi đã phân tích mức độ mất đoạn trên bộ mẫu từ 94 bệnh nhân UTĐTT, trong đó 54 cặp mẫu mô u và lân cận u (LCU) được cung cấp bởi bệnh viên K, 40 cặp mẫu mô u và LCU có kèm theo mẫu máu của 40 bệnh nhân được cung cấp tại Bệnh viện Quân Y 103. Mẫu máu của 67 người khỏe mạnh được sử dụng làm đối chứng. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể trên mô u, mô LCU, mẫu máu ở một nhóm bệnh nhân UTĐTT người Việt Nam và mẫu máu đối chứng tương ứng là 56,89%; 58,09%; 59,37% và 53,61%. Mức độ mất đoạn ở mẫu máu của bệnh nhân cao hơn so với mẫu máu đối chứng (p < 0,05). Mức độ mất đoạn không phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và các đặc điểm bệnh học. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có mức độ mất đoạn thuộc khoảng 50-60%. Mức độ mất đoạn ở mẫu máu của bệnh nhân cao hơn so với mẫu máu đối chứng (p < 0,05). Mức độ mất đoạn không phụ thuộc vào các đặc điểm bệnh học của bện nhân. Sự tương quan về mức độ mất đoạn giữa mẫu mô và máu của bệnh nhân UTĐTT là tương quan yếu (p > 0,05).

Chi tiết bài viết